Các bước lắp đặt hệ thống chống sét đạt tiêu chuẩn

Vào mùa hè hiện tượng mưa giông kèm theo sấm sét rất phổ biến, gây ra những thiệt hại vô cùng lớn. Vì vậy việc lắp đặt hệ thống chống sét cho ngôi nhà là vô cùng cấp thiết. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn quy trình thi công chống sét cho nhà ở an toàn và hiệu quả, cùng quy trình bảo trì dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo.

Nội dung chính

 

1. Các bước lắp đặt hệ thống chống sét.

Trước tiên, cần khảo sát cụ thể: Khu vực nhà bạn ở có hay bị sét đánh không? Diện tích tổng thể cần được bảo vệ là bao nhiêu? Lắp đặt kim thu sét, đi dây, bãi tiếp địa ở đâu?…Từ đó sẽ đưa ra các phương án lắp đặt phù hợp nhất.

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét

1.1 Đào đất đóng cọc tiếp địa.

Cần phải xác định được vị trí thi công bãi tiếp địa tránh các công trình ngầm như hệ thống ống nước, dây điện, cáp quang, các hạ tầng bên dưới lòng đất khác. Sau đó kiểm tra tính chất đất tại nơi đóng bãi tiếp địa bằng cách dùng máy đo điện trở đất, nếu chỉ số Rđ < 10 Ohm thì đạt tiêu chuẩn.

Hiện nay, có 3 phương pháp thi công tiếp địa phổ biến là đào rãnh, khoan giếng và dùng máy nén cọc. Tùy vào địa hình và tính chất đất để lựa chọn phương án thích hợp.

1.2 Lắp đặt hộp kiểm tra điện trở.

Lựa chọn vị trí phù hợp để lắp đặt hộp kiểm tra điện trở sao cho không làm mất thẩm mỹ của công trình nhưng vẫn cần đảm bảo sự thuận lợi cho việc đo đạc và kiểm tra điện trở khi cần.

1.3 Kéo dây dẫn sét

3 loại dây phổ biến hiện nay là cáp đồng trần, cáp đồng bọc hoặc thép mạ kẽm. Khi đi dây cần hạn chế gấp khúc quá lớn, hạn chế các mối đấu nối, tốt nhất nên là một đường dẫn liên tục để đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ của công trình.

Sau đó sẽ định vị dây vào tường, có thể đi ngoài tường bằng cách luồn ống gen hoặc đi âm tường theo đường ống nước, hộp kỹ thuật.

1.4 Hàn hoá nhiệt kết nối dây và cọc tiếp địa

Kết nối dây cáp thoát sét vào bãi tiếp địa bằng phương pháp hàn hóa nhiệt. Nếu không có điều kiện thì sử dụng kẹp tiếp địa chuyên dụng.

1.5 Đo kiểm tra điện trở tiếp đất.

Tiến hành đo đạc, kiểm tra điện trở tiếp đất của hệ thống trước khi lấp đất

1.6 Thực hiện gia công, lắp đặt cột đỡ kim thu sét.

Để đảm bảo công trình có tuổi thọ từ vài chục năm đến trăm năm, cột đỡ kim thu sét nên được gia công bằng thép mạ kẽm hoặc inox. Sau đó cần bắt dây neo tăng đơ cho cột để gia cố thêm phần chịu lực, phòng khi có gió bão lớn.

1.7 Kết nối dây dẫn sét với kim thu sét.

Dây dẫn sẽ được luồn trong ống cách điện liên tục từ điểm tiếp xúc với kim thu sét đến bãi tiếp địa, nhằm tránh lan truyền dòng sét vào kết cấu công trình. Để đảm bảo việc dẫn sét tốt nên dùng đồng hồ thông mạch dây dẫn sét.

=> Tìm hiểu thêm về Chống sét tại đây

2. Những lưu ý khi lắp đặt hệ thống chống sét

  • Nên sử dụng dây dẫn đồng tròn cho thoát sét vì chúng có độ dẫn điện tốt, dây mới không chắp nối. Chọn dây có tiết diện 50mm2 trở lên.
  • Trong quá trình thi công, nên lựa chọn lộ trình cho dây dẫn đi thẳng nhất có thể.
  • Hệ thống tiếp đất có tổng trở nhỏ, ổn định là yếu tố rất quan trọng vì chúng giúp quá trình tản năng lượng sét xuống đất nhanh và an toàn.
  • Đối với hệ thống tiếp đất, tùy tính chất của từng vùng đất mà lựa chọn kiểu và số lượng cọc sao cho phù hợp, cần đảm bảo điện trở nối đất < 10 Ohm.

3. Quy trình vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống chống sét

3.1 Vận hành hệ thống chống sét

Bạn cần thường xuyên kiểm tra hệ thống chống sét, đặc biệt là vào mùa mưa bão, xem kim thu sét có đúng vị trí không? Có dấu hiệu hư hỏng không? Bộ đếm sét, các mối nối từ kim thu sét xuống bãi tiếp địa có điểm gì bất thường…

3.2 Quy trình bảo trì

Kiểm tra hệ thống chống sét theo lịch định kỳ. Vào đầu mùa mưa, các bạn cũng nên kiểm tra chỉ số điện trở tiếp địa, nếu < 10 Ohm thì đạt chuẩn.

Đối với những điểm nối kim thu sét với dây thoát sét cần được vệ sinh sạch sẽ và bôi mỡ định kỳ để tránh hoen gỉ. Trường hợp các điểm nối đã quá cũ thì nên thay mới để đảm bảo an toàn, bởi chỉ cần một điểm nối bị hư hỏng thì sẽ khiến cả hệ thống chống sét bị ảnh hưởng.

3.3 Cải tiến hệ thống chống sét

Trong quá trình vận hành hệ thống chống sét, các bạn nên cập nhật thông tin, công nghệ mới để thay thế các thiết bị cũ nhằm nâng cao hệ số an toàn của hệ thống.

Nói tóm lại, việc kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị sau khi lắp đặt hệ thống chống sét cần được thực hiện thường xuyên, ít nhất mỗi năm 1 lần vào trước mùa giông sét.

Trên đây là quy trình lắp đặt hệ thống chống sét cũng như vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống. Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết giúp bạn hiểu hơn về lắp đặt chống sét để lựa chọn được những nhà thầu chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ sư lành nghề.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *